Củi đòn cao su đốt lò giá rẻ

Củi đòn cao su đốt lò thực chất được khai thác từ các cây cao su. Đây được nhận xét là một trong những nguyên liệu đốt lò có giá thành vô cùng rẻ.

Nguyên nhân chủ yếu là do việc trồng cao su không còn mang lại hiệu quả kinh tế như trước kia. Giá mủ cao su ngày càng thấp. Đôi khi, người dân còn bị ép giá.

Công sức lao động bỏ ra nhiều nhưng hiệu quả kinh tế mang lại thì chẳng đáng là bao. Người dân trong vùng phá các rừng cao su và trồng cây công nghiệp khác để kiếm kế sinh nhai.

Củi đòn cao su đốt lò

Tình trạng đã dẫn đến lượng lớn củi đòn cao su đốt lò được bán ra trên thị trường. Củi đòn cao su thường có đường kính nhỏ hơn các thanh củi khác.

Kích thước này sẽ dao động trong phạm vi 5cm đến 20cm. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp có yêu cầu về kích thước củi đòn cao su.

Vì thế, người ta thường phân loại củi đòn cao su dựa trên kích thước củi. Việc này sẽ thuận tiện cho việc thu mua. Củi đòn có kích thước lớn sẽ có giá bán cao hơn.

Các loại củi nhỏ sẽ có giá thấp hơn hoặc được nghiền ra. Sau đó, người ta sẽ dùng để sản xuất các viên nén gỗ.

Tình Trạng Cây Cao Su Trong Nước

Khu vực Đông Nam Bộ của nước ta có khí hậu và nhiệt độ thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm. Vì thế, người dân trong vùng sinh sống chủ yếu dựa vào thu hoạch các cây công nghiệp này, đặc biệt là cây cao su.

Tuy nhiên, việc trồng cây công nghiệp lâu năm cần có sự kiên trì. Nguồn lợi thu về không phải ngày một ngày hai mà có được. Trong khi đó, giá cả cao su cứ biến động không ngừng.

Có khi, mức giá này tụt đến mức “rẻ như cho không”. Trước những thiệt hại kinh tế này, người dân trong vùng bắt đầu phá bỏ các rừng cao su. Thay vào đó, người ta trồng các loại cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong những năm trở lại đây, tình trạng chặt phá rừng cao su ngày càng phổ biến. Các cơ quan, chính quyền địa phương cũng không có biện pháp triệt để ngăn chặn tình trạng này.

Số lượng rừng cao su đã giảm đi đáng kể so với trước đây. Đặc biệt, trong những thời điểm mủ cao su tụt giá không phanh, lượng cây cao su bị chặt bỏ lại càng gia tăng.

Cho đến nay, vẫn chưa có con số cụ thể cho lượng rừng cao su bị chặt phá.

Tình Trạng “Chặt Rồi Lại Trồng”

Cứ mỗi thời điểm giá mủ cao su giảm sút, người dân lại bắt đầu chặt phá rừng cao su để tìm nguồn lợi mới. Chỉ còn lại số ít hộ dân vẫn kiên trì trồng cao su. Tuy nhiên, đến khi cao su tăng giá trở thì người dân lại đồng loạt rủ nhau trồng lại.

Rừng cây cao su

Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại tại khu vực Đông Nam Bộ. Nó đã kéo theo những ảnh hưởng xấu cho sự phân bố các loại cây cũng như là hệ sinh thái.

Phải mất một thời gian dài để trồng và chăm sóc cây cao su. Thế nhưng, giá thấp thì người dân lại phá bỏ. Đến khi cao su lên giá thì đổ xô đi trồng.

Hiệu quả kinh tế thì chưa thấy đâu nhưng công sức và thời gian bỏ ra cho quá trình lặp lại nhiều tương đối nhiều. Chưa kể, tình trạng này cũng đã làm cho kinh tế đất nước không ngừng biến động.

Lượng hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài cũng không ngừng tụt giảm.

Dường như, người dân Việt Nam rất đặt nặng những biến động nhỏ trên thị trường. Tâm lí dễ nản và chạy theo xu hướng của người dân Việt Nam cũng chính là nguyên nhân khiến đất nước không thể phát triển kinh tế nhanh chóng.

Củi Đòn Cao Su Đốt Lò Hơi

Trong tình cảnh rừng cao su bị chặt phá liên tục, đối tượng hưởng lợi nhiều nhất là các doanh nghiệp sản xuất chất đốt. Lượng củi cao su ngày càng nhiều khiến cho giá thành mua vào cũng tương đối rẻ.

Chưa kể, loại củi này cũng có độ ẩm thấp nên khi đốt sẽ sinh nhiệt cao. Vì thế, nó được sử dụng để đốt lò ngày càng nhiều. Hiện nay, đây được xem là loại chất đốt lò hơi có giá thành tương đối rẻ.

Mặc dù thế, giá thành củi đòn cao su có thể tăng nhanh chất cứ lúc nào.

Củi đòn cao su đốt lò bảo quản và vận chuyển cũng khá dễ dàng. Đây cũng là một nhân tố tác động đến giá thành của củi. Hiện nay, giá thành tối thiểu của củi đòn cao su là 800đ/ kg và tối đa là 1000đ/ kg.

Có thể nói đây là mức giá vô cùng rẻ trong các loại chất đốt lò hơi. Nguồn củi hiện tại cũng vô cùng dồi dào mà hiệu quả sử dụng tương đối cao.

Related posts